Cây nghệ đen

Cây nghệ đen là cây thân thảo, với chiều cao trung bình 1-1,5m, có tác dụng làm gia vị hoặc bào chế, say nhỏ làm tinh bột nghệ để chữa bệnh rất tốt cho sức khỏe.
Tên tiếng anh/Tên khoa học: Curcuma zedoaria

Tên khoa học: Curcuma caesia

Tên gọi khác: Ngải tím, bồng nga truật, tam nại,…

Tên tiếng anh: Curcuma caesia, black turmeric hoặc black zedoary

Họ: Gừng thân thảo

Nguồn gốc: Phương Tây Châu Âu

Phân loại khoa học:

Giới (regnum)

Plantae

(không phân hạng) Angiospermae
(không phân hạng) Monocots
(không phân hạng) Commelinids
Bộ (ordo) Zingiberales
Họ (familia) Zingiberaceae
Phân họ (subfamilia) Zingiberoideae
Tông (tribus) Zingibereae
Chi (genus) Curcuma
Loài (species) C. zedoaria

1. Phân bố nghệ đen ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cây nghệ đen phân bố trải khắp các tỉnh miền núi và trung du, được trồn nhiều nhất là ở Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Cao Bằng… Cây nghệ đen còn trồng rải rác trong nhân dân tại các hộ gia đình trồng nhỏ lẻ để làm gia vị. Ở Hưng Yên, nghệ đen còn được trồng đại trà ở ruộng để chủ động cho việc cung cấp nguyên liệu.

2. Đặc điểm thực vật học cây nghệ đen

Cây nghệ đen là cây thân thảo, với chiều cao trung bình từ 1-1,5m. Thân rễ hình nón có khía cạnh chạy dọc, thân mang nhiều củ có thịt màu vàng tái.

Lá có đốm đỏ nằm ở gân chính, có chiều dài 50cm, rộng 6cm. Cuốn lá bắc phía dưới xanh nhợt, phía trên lá có màu vàng và đỏ. Phần bầu có lông mịn.

Cụm hoa ở đất thường có trước khi mọc lá. Hoa nghệ đen có màu vàng, môi lõm ở đầu, bầu có lông mịn.

Củ nghệ có màu vàng tái, ngoài những củ to dài, thì nghệ còn có những củ nhỏ, củ phụ có cuống hình trứng hay hình quả lê màu trắng.

Cụm hoa nghệ đen thường có trước lá

Nghệ đen có củ màu vàng tím

3. Thành phần hóa học cây nghệ đen

Nghệ đen chứa sesquiterpen và tinh dầu. Các sesquiterpen thuộc nhiều nhóm:

– Germancran: curdion, dehydrocurdion, germacron – 7, 8 – epoxyd – 13 – hydroxygermacron, zederon, furanodienon, furanogermenon, furanodien, isofuranodienon.

– Eleman: zedoaron, curzerenon, epicurzerenon, curzeren (isofuranogermacren).

– Cadinan: curzeon.

– Eudesman: curcolon

– Guaian: Procurrcumenol, curcumadiol, isocurcumenol, zedoarondiol, zedoarol, và một số chất thuộc các nhóm khác: curcumenon, curcumanolid A, curcumanolid B.

Ngoài ra, còn có một số chất khác như curcumin, bis (4 – hydroxycinamoyl) – methan, 4 – hydroxy – cinamoyl feruloymethan, ethyl p – methoxycina – mat.

Theo các tài liệu khác, nga truật có chứa tinh bột 82.6%, tinh dầu khoảng 1 – 1.5% trong đó có d – α – pinen 1.5%, d – camphen 3.5%, cineol 9.6%, d – camphor 4.2%, d – borneol 1.5%, sesquiterpen 10%.

Không những vậy, nga truật (nghệ đen) còn chứa Sr, Zn, Cu, Ni, Fe, Mn, Ti, Cr, Pb, Ca, K.

4. Đặc điểm sinh lý cây nghệ đen

Cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng. Vào giữa mùa xuân, từ thân rễ mọc lên nhiều thân khí sinh. Song trong một nhóm, thường chỉ có một thân chính sinh ra từ thân rễ. Phần thân rễ này, thường gọi là “củ cái”, chỉ tồn tại 2 năm sau tự thối rữa, để lại các phần thân rễ non hơn phát triển thành những “củ cái” mới. Hoa của cây nghệ đen tự thụ phấn hoặc nhờ côn trùng. Chưa quan sát được quả và cây non mọc từ hạt.

5. Tác dụng cây nghệ đen

Trong Đông y nghệ đen được dùng làm thuốc chữa bệnh, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, chữa đau dạ dày, đau bụng kinh ở phụ nữ, và làm thanh huyết. Cây nghệ đen còn có thể sử dụng làm gia vị cho các món ăn thêm mùi vị đậm đà hơn.

Nguồn: camnangcaytrong.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *